9 câu hỏi hay nhất mà ứng viên nên sử dụng trong cuộc phỏng vấn

Một điều rất quan trọng để có một cuộc phỏng vấn tốt đẹp là bạn cần phải luôn thoải mái và tránh để bị động trong mọi tình huống. Bất kể điều gì bạn chia sẻ với nhà tuyển dụng đều sẽ là những tiêu chí để họ đánh giá bạn.

Mỗi nhà tuyển dụng đều có những cách đặt câu hỏi tuyển dụng nhân sự cho riêng mình. Điều đó thể hiện mục tiêu, cách tiếp cận ứng viên của nhà tuyển dụng, cũng là một cách để thử thách sự bình tĩnh, khả năng tư duy và sự thông minh của người ứng tuyển. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn là sự đối đáp từ hai phía và ứng viên không nên chỉ chăm chú trả lời nhà tuyển dụng và hãy mạnh dạn đặt câu hỏi cho họ. Điều này rất quan trọng, đây cũng là cơ hội cho bạn thể hiện mình và khiến cuộc phỏng vấn không bị nhàm chán. Chúng ra cùng điểm qua 9 cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay nhất, chắc chắn sẽ giúp ích cho cuộc phỏng vấn của bạn.

1. “Mục tiêu của công ty trong những năm tới là gì?”

Các ứng viên giỏi thường muốn tạo ra những thành tích ấn tượng trong thời gian đầu làm việc tại doanh nghiệp. Bạn đang rất khao khát thể hiện mình và tò mò muốn xem công ty bạn đang ứng tuyển sẽ có chiến lược và mục tiêu như thế nào trong những năm tới. Bạn muốn tạo ra sự khác biệt ngay từ những ngày đầu và sẽ đi theo đúng định hướng của công ty. Mặt khác, sau khi nhận được câu trả lời từ nhà tuyển dụng, biết đâu bạn có thể đóng góp ý kiến ngay và khi đó chắc chắn bạn sẽ được “cộng điểm”.

2. “Anh, chị có những tiêu chí nào để đánh giá một nhân viên giỏi?”

Mọi ứng viên đều mong muốn trở thành nhân viên giỏi của công ty sau này. Và bạn hiểu rằng mỗi một công ty đều có cách đánh giá nhân viên khác nhau và muốn chủ động tìm hiểu xem những phẩm chất cần có của một nhân viên giỏi ở đây là gì.

Những tiêu chí đó có thể bao gồm: sẵn sàng làm việc thêm giờ, đặt tính sáng tạo lên trên phương pháp giải quyết công việc, thường xuyên phát triển thành công khách hàng mới ở những thị trường mới, sẵn sàng dành thời gian huấn luyện nhân viên mới…

Bạn nên nắm vững những tiêu chí này để có thể phát triển công việc của mình trong tương lai. Đó là những mục tiêu bạn cần rèn luyện và cố gắng hoàn thành.

3. “Trong những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty, vị trí của tôi có vai trò như thế nào?”

Tất nhiên là bất cứ chức danh, công việc nào tại một công ty đều có những vai trò nhất định. Tuy nhiên nếu nằm trong số những nhân sự được ưu tiên phát triển, dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.

Câu hỏi này cho thấy bạn đang có khao khát khẳng định bản thân mình. Bạn đang tò mò về vị trí công việc trong chiến lược của công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn quan tâm rất lớn đến họ và chắc chắn sẽ để ý đến những ứng viên như vậy.

4. “Công ty đang triển khai những chiến lược gì để cạnh tranh đối thủ?”

Một câu hỏi quan tâm đến chiến lược cạnh tranh đối thủ. Bạn không nên đặt câu hỏi này khi cuộc phỏng vấn mới chỉ bắt đầu, bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ không sẵn sàng trả lời ứng viên câu hỏi này khi còn chưa nhận ra năng lực của bạn. Tốt nhất, bạn hãy thể hiện kiến thức và năng lực của mình trước khi quan tâm đến những vấn đề cụ thể hơn.

Khi nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang là một ứng viên rất tiềm năng, họ sẵn sàng trả lời bạn về những thách thức của công ty và hướng phát triển mới. Đây cũng một trong những tín hiệu tuyệt vời cho một cuộc phỏng vấn tốt đẹp. Họ đang chờ đợi bạn thực hiện những chiến lược ấy ra sao.

5. “Trong giờ nghỉ, nhân viên công ty thường làm gì để xả stress?”

Những ứng viên tốt thường có khuynh hướng chọn các công việc giúp họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như hòa hợp với đồng nghiệp. Công ty không cần những nhân viên cả ngày bên bàn làm việc mà hiệu quả lại chẳng có. Việc giúp mọi người lấy lại sự hứng khởi và thoải mái để làm việc là điều tốt. Một nhân viên giỏi là người biết sắp xếp công việc một cách khoa học và hiệu quả.

6. “Anh, chị đã có rất nhiều năm làm việc. Vậy kinh nghiệm của anh chị về công việc này là gì?”

Một ứng viên cầu tiến và ham học hỏi luôn được để ý. Bạn đang muốn giao tiếp nhiều hơn với nhà tuyển dụng và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Bất kể bạn đã làm việc ở vị trí này bao lâu và cho bao nhiêu công ty thì chắc chắn mỗi nơi đều có những đặc thù công việc riêng và ngoài chuyện bạn vận dụng kinh nghiệm của bản thân thì những kinh nghiệm từ những quản lý sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Trong cv xin việc bạn nên chú ý viết nhiều hơn về kinh nghiệm của bản thân.

7. “Tôi sẽ tương tác với những ai trong công việc mới?”

Bạn đang muốn hỏi rõ hơn về công việc của mình sẽ phải tương tác với phòng ban, nhân sự nào. Điều này cho thấy bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về công ty và thể hiện mình đã sẵn sàng cho công việc mới.

8. “Công ty có phương án nào cho những khó khăn sắp tới chưa?”

Một ứng viên tỉnh táo luôn quan tâm đến những thời điểm khó khăn của công ty. Bởi lẽ, bất cứ công ty nào trong quá trình hoạt động cũng có những lúc bị chững lại, thậm chí tụt lùi, gặp phải sự cạnh tranh từ những đối thủ. Đây cũng là những cơ hội để bạn cho thấy năng lực “chiến đấu” với những thách thức đó. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những ứng viên như vậy, luôn giúp công ty vượt qua khó khăn.

9. “Để phát triển kinh doanh, công ty có tổ chức cho nhân viên tham dự các khóa đào tạo không?”

Bạn đang quan tâm đến chính sách hỗ trợ nhân sự tại công ty. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Tự tìm hiểu một cách làm mới không phải lúc nào cũng là phương án hay nhất. Học hỏi từ những người có kiến thức, kinh nghiệm đi trước sẽ đỡ mất thời gian hơn nhiều. Đây cũng là cơ hội cho bạn học tập thêm trong quá trình làm việc.

Một điều rất quan trọng để có một cuộc phỏng vấn tốt đẹp là bạn cần phải luôn thoải mái và tránh để bị động trong mọi tình huống. Bất kể điều gì bạn chia sẻ với nhà tuyển dụng đều sẽ là những tiêu chí để họ đánh giá bạn.

Chúc bạn thành công!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *