6 điều bị sai lầm tuyển dụng thường gặp khi khởi nghiệp

Họ sẽ không giúp đỡ được nhiều cho công việc kinh doanh , thậm chí còn khiến năng suất lao động giảm, hiệu suất làm việc kém và kinh doanh đình trệ.


Việc mắc những sai lầm khi tuyển dụng đối với các startup sẽ khiến vừa tốn thời gian vừa tốn ngân sách cho những người không phù hợp. Dưới đây là 6 sai lầm bạn nên tránh.
1. Tuyển người để lấp chỗ trống
Khi có một thành viên trong dự án vừa nghỉ việc, bạn vội vàng tuyển một nhân viên mới thế chân vào vị trí đó. Thay vì tìm những ứng viên thích hợp cho từng vị trí công việc, bạn lại mắc sai lầm bằng việc thuê những người chỉ giải quyết được công việc nhất thời mà công ty đang gặp phải.
Điều này sẽ khiến chi phí dài hạn phải bỏ ra cho một nhân viên không có tầm nhìn, nghị lực, sự trung thành là quá lớn. Do đó, bạn không thể vội vàng trong quyết định tuyển dụng ban đầu.
2. Dựa trên kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ
Kỹ năng chuyên môn là điều cần có của mỗi ứng viên. Ứng viên có thành tích làm việc xuất sắc trong quá khứ rất đáng là người để bạn xem xét tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên tiêu chí này là chưa đủ.
Một nhân viên kinh doanh có thể đạt doanh số cao ở một công ty lớn chưa chắc đã đạt thành tích tương tự nếu làm việc cho một công ty nhỏ. Họ chưa chắc có thể tiếp ứng với văn hóa doanh nghiêp khởi nghiệp
Giai đoạn khởi nghiệp cần tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ hoàn toàn khác. Chỉ có những người biết cách thích nghi, biết cách quên đi cái cũ, nhường chỗ cho cái mới mới có thể thành công.
3. Lựa chọn ứng viên mình thích thay vì phù hợp
Tuyển dụng là để chọn người tài, phù hợp với công việc về phục vụ cho công ty chứ không phải để chọn người nói chuyện hay, hợp với bất kỳ ai.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên tạo ra sự thích thú. Ví dụ như đẹp trai, ăn nói tốt, ngoại hình khá thay vì dựa vào năng lực. Đừng để điều đó tác động quá nhiều đến tâm lý của bạn.
4. Tuyển người chỉ vì quen biết
Bạn tuyển người có thể là bạn bè, đồng nghiệp cũ, người trong gia đình hoặc con cái của chính bạn. Hoặc người chồng có thể thuê chính vợ của mình và ngược lại, kể cả thuê làm bán thời gian.
Bạn bè và người thân thường nghĩ vì sở hữu mối quan hệ với chủ dự án khởi nghiệp nên họ phải được đối xử theo tiêu chuẩn khác. Các mâu thuẫn có thể phát sinh chính từ sự ưu ái khác biệt này và khiến công việc kinh doanh khó khăn.
5. Tuyển từ đối thủ cạnh tranh
Khi tuyển một người chỉ vì họ đã từng làm cho đối thủ mà bạn không quan tâm đến khả năng, hiệu quả công việc của họ là một sai lầm rất lớn.
Họ sẽ không giúp đỡ được nhiều cho công việc kinh doanh khởi nghiệp, thậm chí còn khiến năng suất lao động giảm, hiệu suất làm việc kém và kinh doanh đình trệ.
6. Tuyển nhiều nhân viên khi chưa có doanh thu ổn định
Trong giai đoạn khởi đầu, doanh nghiệp còn hạn chế về doanh thu, đồng thời bộ máy nhân sự hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Nếu bạn tuyển nhiều nhân sự khi chưa có kế hoạch cụ thể sẽ lãng phí. Điều này có thể tạo ra áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
Bạn có thể xem xét tự làm nhiều việc thay vì thuê ngay nhân viên mới khi chưa ổn định.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *