Tổng hợp 9 kỹ năng giao tiếp hay dành cho người làm sếp

Liệu có nên biết những đánh giá của các nhân viên về công việc của bạn trên cương vị một nhà quản lý? Chắc chắn là có, bởi điều đó sẽ gia tăng lòng trung thành của nhân viên, và giúp bạn trở thành một ông chủ tốt hơn.
Sếp là người luôn khiến cho các nhân viên ngại ngùng và giữ khoảng cách. Nhưng để xáo đi những khoảng cách ấy thì chính người làm sếp cần chú ý đến của bản thân mình.

Những người quản lý thường là những người không có lắng nghe đối với cấp dưới hoặc nghe rất yếu. Lãnh đạo nên là người lắng nghe để thấu hiểu nhân viên của mình họ đang cần gì, thiếu gì, điểm mạnh của họ là ở đâu. Từ đó, người lãnh đạo có thể có những chính sách sử dụng nhân sự hợp lý và hiệu quả.

2. Dành thời gian cho nhân viên

Đừng giữ khoảng cách quá với nhân viên mà hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn. Hãy họp hoặc gặp gỡ khi họ đang làm việc hay nghỉ giải lao. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn. Bạn nên nói chuyện về con đường sự nghiệp của họ và bạn đang hình dung thế nào về sự thăng tiến của họ trong công ty.

3. Trò chuyện với nhân viên về công việc

Thường xuyên tiếp cận với nhân viên bạn sẽ chỉ ra được cho họ những cách thực hiện công việc hiệu quả, cách xử lý các phát sinh công việc thực tế… Như thế không chỉ nhân viên thấy bạn đang quan tâm đến họ để họ có động lực phấn đấu hơn mà còn giúp hiệu quả công việc tốt hơn.

4. Thông tin chính xác

Hãy chú ý đừng thay đổi quá nhiều với các yêu cầu mà bạn muốn nhân viên thực hiện. Thay đổi quá nhiều bạn sẽ khiến cho nhân viên hoang mang không biết nên thực hiện theo chỉ thị nào của bạn. Và chắc chắn với cách hiểu mơ hồ thì cách thực hiện cũng là mơ hồ và kết quả là không như ý muốn của bạn.

5. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá

Bạn là lãnh đạo nhưng cũng cần nhân viên đưa ra những phản hồi để có thể có những bài học trong cách làm việc và điều hành công ty. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết lại và cùng với các nhân viên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian tới.

6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên

Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, mà là khả năng trò chuyện với một nhóm nhân viên cụ thể. Các nhóm sẽ lắng nghe những điều bạn chia sẻ và họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn.

7. Đừng che đậy đằng sau các e-mail

E-mail là một công cụ giao tiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt đối mặt hay ít nhất là qua điện thoại. Khi vấn đề liên quan đến các cảm xúc, tình cảm…, thì e-mail chính là một phương tiện giao tiếp kém hiệu quả nhất. Và e-mail cũng chưa bao giờ là cách thức phù hợp để nói với ai đó rằng họ đang làm việc không hiệu quả.

8. Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân

Liệu có nên biết những đánh giá của các nhân viên về công việc của bạn trên cương vị một nhà quản lý? Chắc chắn là có, bởi điều đó sẽ gia tăng lòng trung thành của nhân viên, và giúp bạn trở thành một ông chủ tốt hơn.

9. Hành động trên những phản hồi của nhân viên

Bạn giải quyết những phàn nàn, chỉ trích của các nhân viên như thế nào? Bạn hãy lắng nghe những gì nhân viên nói, đặt ra các câu hỏi thích hợp, đón nhận những đề xuất của nhân viên về việc bạn có thể sửa đổi như thế nào và sau đó cam kết sẽ quan tâm tới việc này.

Chúc bạn thành công!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *