Những điều sai lầm “chết người” khi tuyển dụng nhân sự
Việc đặt ra những câu hỏi và ra quyết định tuyển chọn một ứng viên thích hợp là kỹ năng không phải nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện được.
1. Tuyển dụng kiểu “lấp chỗ trống”
Một nhân viên bất ngờ nghỉ việc cũng giống như sự thiếu hụt một mắt xích trong dây chuyền, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
Nhưng không nên vì thế mà bạn hấp tấp tìm ngay một nhân viên mới thế chỗ. Những nhân viên được tuyển gấp có thể chưa hội đủ kỹ năng mà doanh nghiệp đang thật sự rất cần. Hãy dành thời gian tìm càng nhiều các ứng viên phù hợp với công việc càng tốt và chủ động lựa chọn một ứng viên giỏi nhất cho vị trí vừa bị bỏ trống.
Phải xem xét hàng trăm hồ sơ, làm việc với các công ty tuyển dụng và trải qua nhiều cuộc phỏng vấn là một thực tế mà doanh nghiệp phải đối mặt trong khâu tuyển dụng. Việc đốt cháy giai đoạn, hay gấp rút ra quyết định sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Lý tưởng nhất, bạn nên phỏng vấn 3-5 ứng viên cho một vị trí trước khi ra quyết định.
2. Tuyển người của đối thủ cạnh tranh
Tuyển được người phù hợp từ các đối thủ cạnh tranh là một chiến lược khôn ngoan. Tuy nhiên, nhiều công ty đã mắc sai lầm khi chỉ chấp nhận lấy những người có thành tích làm việc khá bình thường chỉ vì họ từng là nhân viên của các đối thủ cạnh tranh. Để tránh sai lầm này, bạn cần tìm hiểu kỹ năng lực của ứng viên, nhất là sự hiểu biết về ngành nghề mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
3. Không để ứng viên nói
Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là đặt câu hỏi cho ứng viên trả lời và trả lời những câu hỏi của ứng viên về vị trí công việc, chính sách của công ty. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn liên tục nói lan man và không cho ứng viên bất kỳ cơ hội thể hiện bản thân nào. Thậm chí khi đang trả lời, nhiều nhà tuyển dụng nhân sự còn xen ngang, không cho họ nói hết ý của bản thân, điều này không những là bất lịch sự mà còn chứng tỏ những bạn thật thiếu chuyên nghiệp. Và nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, đến cuối buổi phỏng vấn bạn sẽ khó để chọn ra được ứng viên nào xuất sắc vào vòng phỏng vấn tiếp theo hoặc phù hợp với công việc
Đừng áp đặt những qui định sẵn có của công ty lên các ứng viên mà hãy để họ tự do đưa ra những đề xuất quan trọng về lương khởi điểm, thưởng, ngày bắt đầu làm việc, ngày nghỉ phép, làm ngoài giờ… Việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng họ, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được ứng viên nào có những mong muốn phù hợp với doanh nghiệp mình.
4. Thiếu kỹ năng phỏng vấn
Việc đặt ra những câu hỏi và ra quyết định tuyển chọn một ứng viên thích hợp là kỹ năng không phải nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện được.
Để ứng viên bộc lộ tính cách, khả năng, sự hiểu biết của mình thông qua việc trả lời câu hỏi, bạn phải khéo léo sao cho cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, qua đó tìm hiểu và đánh giá được năng lực thật sự của ứng viên.
5. Lựa chọn ứng viên mình thích thay vì phù hợp
Tuyển dụng là để chọn người tài, phù hợp với công việc về phục vụ cho công ty chứ không phải chọn người nói chuyện hay, hợp với bất kỳ ai. Tuy nhiên hiện nay các nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên mà tạo sự thích thú vì dụ như đẹp trai, ăn nói dễ nghe hơn là dựa vào năng lực. Tâm lý thiên vị là điều khó tránh dù bạn cố gắng nhưng đừng để nó tác động quá nhiều, luôn đặt mình ở tư thế trung lập, không bị cuốn theo câu chuyện của ứng viên.
Leave a Reply